Hình thức và nguyên nhân lừa đảo trên không gian mạng ở Việt Nam

Thời gian qua, có không ít những trường hợp bị lừa đảo trên không gian mạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như: Gọi điện giả dạng là Công an Hình sự đe dọa nạn nhân chuyển tiền nếu không sẽ bị bắt vì buôn bán chất cấp, giả dạng là công chức ngành Thuế để yêu cầu nộp bổ sung thuế, mạo danh Cục An ninh và phòng chống tội phạm công nghệ cao để giúp lấy lại tiền…

hinh-anh-cuoc-goi-lua-dao

Các vụ việc thực tế được nạn nhân tình báo

Trích từ trang báo điện tử https://vneconomy.vn/ (Như Nguyệt – Bộ Công an khuyến cáo về 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng Việt Nam)

      Theo đó, vào ngày 4/7/2023, Công an phường Thạch Bàn tiếp nhận đơn trình báo của bà P (SN 1951, ở quận Long Biên, Hà Nội) về việc bà P. có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Đối tượng nói bà P. có liên quan đến đường dây mua bán ma túy và yêu cầu bà phải chuyển tiền để phục vụ điều tra. Do lo sợ nên bà P .đã chuyển gần 200 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng. Sau đó bà phát hiện bị lừa nên đã cơ quan Công an trình báo.

      Ngoài ra, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội nhận được trình báo của chị H. bị lừa đảo. Chị H. cho biết trước đó chị có làm cộng tác viên online trên mạng để hưởng hoa hồng nhưng bị lừa 100 triệu đồng. Sau đó, chị có liên hệ với một tài khoản facebook giới thiệu là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để giúp lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng.

      Chị H. được hướng dẫn thu hồi tiền bằng cách truy cập vào đường link của một trang web chơi cờ bạc online và an ninh mạng sẽ hack vào 2 khung giờ, đảm bảo đóng tiền đặt lệnh sẽ thu được lãi. Sau một vài lần thực hiện thành công, các đối tượng thông báo chị phải nạp thêm nhiều tiền hơn. Thấy chị H đã mắc bẫy và chuyển 300 triệu đồng, các đối tượng thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi và không cho rút tiền về.

      Mới đây nhất, chủ nhân tài khoản Facebook Đ.H.V. đăng tải nội dung “Em mới bị chị công an online này hỏi thăm với lý do có đăng ký 1 sdt 096… tại Đà Nẵng, sau đó lên Facebook kêu gọi từ thiện. Được số tiền là 58,9 triệu đồng nhưng không mang số tiền đó làm đúng mục đích từ thiện. Vì vậy, chị công an đã gọi điện để hỗ trợ online, chuyển cuộc gọi của em đi gặp tòa án để báo án.

      Yêu cầu em gọi video từ Zalo, khi nghe cuộc gọi thì nhớ nhìn thẳng, nghiêng trái nghiêng phải. Em nghe công an xong em sợ quá nói gì em cũng gật…”.

Từ vụ việc nêu trên, Công an TP Hà Nội cũng như các cơ quan chức năng khuyến cáo, kẻ lừa đảo sẽ dùng thêm phần mềm hỗ trợ để có thể chuyển hình ảnh từ video call đến với bước định danh – KYC. Sau khi tài khoản ngân hàng được kích hoạt, các đối tượng sẽ sử dụng để lừa đảo, nạn nhân sẽ không chứng minh được sự vô can của mình.

      Không chỉ vậy, trong các cuộc gọi có hình, các đối tượng lừa đảo sẽ xuất hiện trong hình ảnh mặc quần áo công an, ngồi trong phòng được thiết kế y như phòng làm việc của cơ quan công an với bảng tên, phù hiệu, ảnh Bác Hồ, bằng khen; lời nói của các đối tượng cũng rất đanh thép, chuyên nghiệp y như công an thật.

      Lực lượng công an đã nhiều lần khuyến cáo, cơ quan công an không làm việc online, không mời, triệu tập, làm việc qua điện thoại và tất cả được giải quyết tại trụ sở.

Các hình thức lừa đảo đang được sử dụng phổ biến hiện nay

  1. Giả danh Công an, Kiểm sát viên
  2. Lừa tình, lừa tiền từ thiện
  3. Lừa đảo mua bán hàng trực tuyến
  4. Lừa kiếm tiền qua bằng hình thức chơi game trực tuyến
  5. Giả mạo nhân viên ngân hàng hỗ trợ kỹ thuật
  6. Lừa đảo qua hình thức trúng thưởng
  7. Hack Facebook, Zalo, các trang mạng xã hội khác để mượn tiền
  8. Lừa đảo tìm người làm việc part-time tại nhà
  9. Lừa vay tín chấp dưới danh nghĩa công ty tài chính
  10. Mạo danh công ty bảo hiểm
  11. Cố tình chuyển khoản nhầm để ép vay
  12. lừa nâng cấp sim 4G
  13. Lập sàn giao dịch tiền ảo, chứng khoán
  14. Lừa cho “số lô, số đề, kèo bóng”
  15. Giả mạo cán bộ viễn thông, cục văn thư
  16. Giả mạo lãnh đạo Tỉnh, Sở, ban ngành

Nguyên nhân do đâu tình trạng lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều?

      Xem xét nhiều vụ việc có diễn biến, tính chất, hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, có thể nhìn nhận nguyên nhân tình trạng lừa đảo qua không gian mạng ngày càng nhiều qua 2 góc độ

 Nguyên nhân chủ quan

      Trong thời đại bùng nổ công nghệ – thông tin, dường như khoảng cách về không gian và thời gian đã bị xóa nhòa. Chúng ta có thể nhắn tin, gọi điện, chia sẻ tâm trạng trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo… mọi lúc mọi, mọi nơi. Một bộ phận trong chúng ta thích khoe khoang, hay thậm chí là “nghiện” chia sẻ những khoảnh khắc của mình nhưng thiếu kỹ năng là đối tượng của những kẻ lừa đảo. Những kẻ lừa đảo này sẽ theo dõi “con mồi” của mình thông qua các trang mạng xã hội thông qua những nội dung mà người này chia sẻ. Tìm kiếm những thông tin về nhân thân, các mối quan hệ từ đó lên kịch bản một cách tinh vi. Không những lừa đảo về tài sản mà còn cả về thân thể (một số vụ lừa tình).

      Không chỉ vậy, những vụ lừa đảo bằng điện thoại giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã thể hiện một bộ phận người dân nhẹ dạ cả tin và không có kiến thức pháp luật căn bản, cũng như sự hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó đó, cần phải được tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước nâng có ý thức người dân đặc biệt là những đối tượng ở vùng kém phát triển.

Nguyên nhân khách quan

Một tồn tại hiện nay đó là sự phát triển quá nhanh của các trang mạng xã hội, công nghệ. Chúng ta chưa có đủ cơ chế kiểm soát đủ mạnh. Đồng thời, có nhiều kẻ xấu lợi dụng sự am hiểu về công nghệ đã “hack” những thông tin của người dùng hoặc chế tạo ra những phần mềm giả mạo hình ảnh, âm thanh nhằm thu lợi bất chính. Việc tẩu tán tài sản trên không gian mạng cũng được tiến hành hết sức tinh vi, rất khó để Cảnh sách An ninh mạng có thể điều tra, hoặc điều tra được cũng mất quá nhiều thời gian.

Thông qua bài viết này, Công ty Luật TNHH Pharos muốn mọi người nâng cao cảnh giác. Mọi vướng mắc pháp lý xin hãy gọi số hotline: 0969 655 765 hoặc để lại thông tin liên hệ để được luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp!

Bài viết liên quan